Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn 30 mẫu thiết kế cửa hàng trưng bày đẹp trên thế giới phần I
D-Office by Archi-Union Architects, Shanghai
Swarovski UK Headquarters by M Moser Associates, London
Tongji bookstore by Archi-Union Architects, Shanghai
We*Do gallery by Francisco Polo & Markus Herchet, Bangkok
Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015
Phát hiện hay về tâm lý khách hàng để thiết kế cửa hàng hiệu quả
Biết được cách di chuyển của khách hàng cũng sẽ giúp bạn có thể thiết kế cửa hàng của mình tốt hơn. Hôm nay, xin chia sẻ cùng bạn phát hiện hay về tâm lý khách hàng để thiết kế cửa hàng hiệu quả.
Gần 90% khách hàng có khuynh hướng rẽ phải và đi theo hướng ngược kim đồng hồ khi bước vào một cửa hàng. Những lối đi rộng khiến khách hàng rảo bước nhanh hơn trong khi những lối đi hẹp hơn lại có khả năng làm khách hàng bước chậm lại và ngắm nhìn những món hàng hàng hóa xung quanh. Việc nhận biết được những thói quen trong cách di chuyển của khách hàng sẽ giúp bạn tăng thêm tính hiệu quả trong việc thiết kế cửa hàng một cách khoa học và hấp dẫn thông qua việc sắp xếp luồng lưu thông trong cửa hàng dựa trên những kinh nghiệm đã được chứng minh về tính đúng đắn của nó. Cùng xem những cách khách hàng di chuyển trong cửa hàng của bạn nhé!
1. Rẽ phải
Hầu hết chúng ta đều thuận tay phải, nhưng ắt hẳn bạn không biết rằng chúng ta cũng thuận cả chân phải?Nếu bạn còn nghi ngờ, hãy thử để ý xem khi bạn bước lên một bậc thềm, chân nào có khuynh hướng chi phối hướng đi của bạn? Những người thuận chân phải thường có thói quen đi ngược chiều kim đồng hồ khi đi dạo một vòng trong cửa hàng. Lý thuyết là vậy, vậy làm thế nào để bạn có thể tận dụng điều này vào thực tế?
Nào ta cùng nhìn lại xem quầy tính tiền của cửa hàng bạn đặt ở đâu nhé. Như chúng ta biết, hầu hết khách hàng khi bước vào cửa hàng vào rẽ phải, và họ gặp ngay quầy tính tiền? Điều này sẽ làm khách hàng ít nhiều giảm ngay hứng khởi mua sắm bởi một thông điệp vô tình: Mình sẽ tốn tiền rồi đây… Một câu hỏi khác được đặt ra: bạn có đặt bất kỳ một vật chắn lớn nào (dù chỉ là nhằm mục đích trang trí) ở phía trước cửa hàng hay không? Nếu là như vậy, chính điều này sẽ tạo nên sự tắc nghẽn trong lưu thông tại cửa hàng bạn. Nếu khách khi vừa bước vào cửa hàng thì đã chạm trán ngay sự tắc nghẽn thì bạn hãy cứ tin rằng họ sẽ bỏ đi ngay lập tức thay vì cố gắng chen chúc nhau hay chờ đợi những người khác đi qua.
2. Rộng, hẹp và sự tắc nghẽn
Khi nói về các cách thức lưu thông trong một cửa hàng, không gì có thể tốt hơn việc nói về cách thiết kế bên trong một cửa hàng. Ta cùng tìm hiểu xem việc thiết kế đúng sẽ tác động tốt như thế nào đến việc lưu thông trong cửa hàng nhé!
Những lối đi rộng sẽ khiến khách đi qua nhanh hơn ngay cả những món hàng mà họ có ý định mua trước khi bước vào cửa hàng. Thoạt nghe những lối đi rộng này có vẻ khá ổn đối với những cửa hàng có quy mô lớn, nhưng lại là một sai lầm đối với những của hàng bán lẻ chuyên dụng nhỏ. Vì theo khảo sát thì mỗi khách hàngchỉ dành trung bình khoảng 8 phút cho việc mua sắm trong cửa hàng. Với khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy khách hàng sẽ không thể nhìn thấy nhiều loại hàng hóa khác nhau trong cùng một lúc. Chúng ta cần làm khách hàng bước chậm lại để họ có thể thấy thêm nhiều hàng hóa mà chúng ta đang có. Việc cần làm là thiết lập những lối đi có độ rộng vừa phải buộc khách hàng di chuyển chậm lại và chú ý nhiều hơn đến những sản phẩm mà ta đang bày bán, nhưng cũng đừng quá hẹp mà tạo ra sự tắc nghẽn. Đó quả là một bài toán khó khi ta vừa phải đảm bảo việc một nửa trước cửa hàng không bị tắc nghẽn trong khi ta vẫn muốn khách hàng sẽ dừng lại ở cửa hàng của ta lâu hơn. Do vậy, nơi lý tưởng nhất mà khách hàng thường nán lại là ở phía cuối cửa hàng. Để đạt được điều này, bạn nên sắp xếp sao cho các món hàng được trưng bày với mật độ thưa hơn ở phần trước của cửa hàng và ngược lại tỷ lệ này sẽ được tăng dần khi càng về nửa sau cửa hàng, nơi mà khách hàng có khuynh hướng nán lại lâu hơn để nhìn ngắm các sản phẩm.
Một lưu ý quan trọng nữa trong việc sắp xếp trong cửa hàng mà ta cần quan tâm là các giá kệ hay vật dụng trưng bày có hình tròn. Mặc dù những vật dụng hình tròn có thể dựng rất nhiều hàng hóa nhưng hãy cân nhắc cẩn thận khi sắp đặt chúng theo dọc lối đi. Khách hàng rất có thể sẽ không đi hết một vòng quanh loại vật dụng này và một số khác có thể nhìn thấy ngay cửa ngay khi họ vừa nhìn ngắm hàng hóa xong. Nơi lý tưởng để đặt những vật dụng trưng bày có dạng tròn là tại phần cuối của cửa hàng nơi khách hàng cần quay vòng lại.
Nói về các vật dụng trưng bày dạng tròn, luồng lưu thông của khách hàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi hình dạng của các vật dụng trưng bày nói chung. Những vật dụng trưng bày có hình dạng như cột hình vuông hoặc có góc cứng thường mang lại sự cản trở sự lưu thông. Thay vào đó, việc làm tròn cạnh hơn các cột vuông hay làm cho khu vực tường trở nên lõm hơn so với bình thường sẽ làm cho cửa hàng của bạn nên hấp dẫn, mời gọi hơn trong khi điều này cũng cải thiện ít nhiều luồng lưu thông trong cửa hàng.
Khi bước vào cửa hàng của bạn, khách hàng thường di chuyển sang bên phải. Do đó, họ phải nhìn ra phía trước khi di chuyển. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể tìm ra chính xác nơi họ nhìn? Như một vấn đề của thực tế, chúng tôi có một gơi ý nhỏ: Khi bước vào một cửa hàng, khách hàng thường nhìn vào bức tường bên phải của cửa hàng ở một góc 45 độ tính từ lối vào. Điều này gợi ý cho ta việc cung cấp một điều gì đó thật hấp dẫn tại đây để khuyến khích khách hàng cam kết ở lại lâu hơn bên trong cửa hàng của bạn.
Đây được xem như một “điểm hấp dẫn” mà ta có thể tận dụng để bắt được những suy nghĩ, ước muốn thầm kín từ khách hàng. Những điều mà ta thể hiện nên phản ánh trực tiếp lối sống mà họ đang hướng đến hay khao khát. Đó có thể là những hình ảnh về cuộc sống, họa tiết, áp phích,…bạn nên sắp đặt chúng tại vị trí này để nâng cao mức độ “chào đón” trong cửa hàng của bạn. Bây giờ hãy nhìn vào những gì mà cửa hàng bạn đang có nào. Có bất kỳ chi tiết nào trong cửa hàng của bạn nói cho khách hàng biết rằng cửa hàng của bạn là một chuỗi dài không dứt những thứ mà khách hàng khao khát? “Nếu vậy, bạn đang tạo ấn tượng về một cái bẫy không gian. Khách hàng luôn hào hứng đi tìm kiếm và khám phá những cửa hàng mà họ không thấy lối ra.Thông thường, điểm kết thúc lý tưởng này là khoảng 9m tính từ lối vào của cổng chính. Hãy trợ giúp khách hàng của bạn tránh được cảm giác họ có thể bị mắc kẹt trong cửa hàng bạn bằng cách sử dụng tầng hay sơ đồ hướng dẫn để cho họ thấy làm thế nào để đi vào hay đi ra.
3. Phân tích sơ đồ cửa hàng
Bạn có thể làm một cuộc phân tích nhỏ với những gợi ý sau của chúng tôi: Luồng lưu thông trong cửa hàng bạn có tốt không? Có khu vực nào của cửa hàng mà bạn không nhìn thấy được luồng lưu thông? Hãy thử kỹ thuật đơn giản này: Vẽ một sơ đồ cửa hàng và đếm số lượng người mua sắm ở những nhóm sản phẩm khác nhau. Sử dụng công cụ này để xác định các khu vực của cửa hàng của bạn không nhận được luồng lưu thông nhiều như bạn cần, sau đó điều chỉnh lại mô hình luồng lưu thông của bạn.
Lưu lượng khách hàng trong cửa hàng giống như một dòng sông. Bạn hãy sử dụng những phát hiện hay về tâm lý khách hàng trong bài viết này để giữ cho hàng hóa đầy đủ và thiết kế cách mà khách hàng sẽ di chuyểntrong cửa hàng bạn thật tốt nhé!
Chúc bạn thành công!
Gần 90% khách hàng có khuynh hướng rẽ phải và đi theo hướng ngược kim đồng hồ khi bước vào một cửa hàng. Những lối đi rộng khiến khách hàng rảo bước nhanh hơn trong khi những lối đi hẹp hơn lại có khả năng làm khách hàng bước chậm lại và ngắm nhìn những món hàng hàng hóa xung quanh. Việc nhận biết được những thói quen trong cách di chuyển của khách hàng sẽ giúp bạn tăng thêm tính hiệu quả trong việc thiết kế cửa hàng một cách khoa học và hấp dẫn thông qua việc sắp xếp luồng lưu thông trong cửa hàng dựa trên những kinh nghiệm đã được chứng minh về tính đúng đắn của nó. Cùng xem những cách khách hàng di chuyển trong cửa hàng của bạn nhé!
1. Rẽ phải
Hầu hết chúng ta đều thuận tay phải, nhưng ắt hẳn bạn không biết rằng chúng ta cũng thuận cả chân phải?Nếu bạn còn nghi ngờ, hãy thử để ý xem khi bạn bước lên một bậc thềm, chân nào có khuynh hướng chi phối hướng đi của bạn? Những người thuận chân phải thường có thói quen đi ngược chiều kim đồng hồ khi đi dạo một vòng trong cửa hàng. Lý thuyết là vậy, vậy làm thế nào để bạn có thể tận dụng điều này vào thực tế?
Nào ta cùng nhìn lại xem quầy tính tiền của cửa hàng bạn đặt ở đâu nhé. Như chúng ta biết, hầu hết khách hàng khi bước vào cửa hàng vào rẽ phải, và họ gặp ngay quầy tính tiền? Điều này sẽ làm khách hàng ít nhiều giảm ngay hứng khởi mua sắm bởi một thông điệp vô tình: Mình sẽ tốn tiền rồi đây… Một câu hỏi khác được đặt ra: bạn có đặt bất kỳ một vật chắn lớn nào (dù chỉ là nhằm mục đích trang trí) ở phía trước cửa hàng hay không? Nếu là như vậy, chính điều này sẽ tạo nên sự tắc nghẽn trong lưu thông tại cửa hàng bạn. Nếu khách khi vừa bước vào cửa hàng thì đã chạm trán ngay sự tắc nghẽn thì bạn hãy cứ tin rằng họ sẽ bỏ đi ngay lập tức thay vì cố gắng chen chúc nhau hay chờ đợi những người khác đi qua.
2. Rộng, hẹp và sự tắc nghẽn
Khi nói về các cách thức lưu thông trong một cửa hàng, không gì có thể tốt hơn việc nói về cách thiết kế bên trong một cửa hàng. Ta cùng tìm hiểu xem việc thiết kế đúng sẽ tác động tốt như thế nào đến việc lưu thông trong cửa hàng nhé!
Những lối đi rộng sẽ khiến khách đi qua nhanh hơn ngay cả những món hàng mà họ có ý định mua trước khi bước vào cửa hàng. Thoạt nghe những lối đi rộng này có vẻ khá ổn đối với những cửa hàng có quy mô lớn, nhưng lại là một sai lầm đối với những của hàng bán lẻ chuyên dụng nhỏ. Vì theo khảo sát thì mỗi khách hàngchỉ dành trung bình khoảng 8 phút cho việc mua sắm trong cửa hàng. Với khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy khách hàng sẽ không thể nhìn thấy nhiều loại hàng hóa khác nhau trong cùng một lúc. Chúng ta cần làm khách hàng bước chậm lại để họ có thể thấy thêm nhiều hàng hóa mà chúng ta đang có. Việc cần làm là thiết lập những lối đi có độ rộng vừa phải buộc khách hàng di chuyển chậm lại và chú ý nhiều hơn đến những sản phẩm mà ta đang bày bán, nhưng cũng đừng quá hẹp mà tạo ra sự tắc nghẽn. Đó quả là một bài toán khó khi ta vừa phải đảm bảo việc một nửa trước cửa hàng không bị tắc nghẽn trong khi ta vẫn muốn khách hàng sẽ dừng lại ở cửa hàng của ta lâu hơn. Do vậy, nơi lý tưởng nhất mà khách hàng thường nán lại là ở phía cuối cửa hàng. Để đạt được điều này, bạn nên sắp xếp sao cho các món hàng được trưng bày với mật độ thưa hơn ở phần trước của cửa hàng và ngược lại tỷ lệ này sẽ được tăng dần khi càng về nửa sau cửa hàng, nơi mà khách hàng có khuynh hướng nán lại lâu hơn để nhìn ngắm các sản phẩm.
Một lưu ý quan trọng nữa trong việc sắp xếp trong cửa hàng mà ta cần quan tâm là các giá kệ hay vật dụng trưng bày có hình tròn. Mặc dù những vật dụng hình tròn có thể dựng rất nhiều hàng hóa nhưng hãy cân nhắc cẩn thận khi sắp đặt chúng theo dọc lối đi. Khách hàng rất có thể sẽ không đi hết một vòng quanh loại vật dụng này và một số khác có thể nhìn thấy ngay cửa ngay khi họ vừa nhìn ngắm hàng hóa xong. Nơi lý tưởng để đặt những vật dụng trưng bày có dạng tròn là tại phần cuối của cửa hàng nơi khách hàng cần quay vòng lại.
Nói về các vật dụng trưng bày dạng tròn, luồng lưu thông của khách hàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi hình dạng của các vật dụng trưng bày nói chung. Những vật dụng trưng bày có hình dạng như cột hình vuông hoặc có góc cứng thường mang lại sự cản trở sự lưu thông. Thay vào đó, việc làm tròn cạnh hơn các cột vuông hay làm cho khu vực tường trở nên lõm hơn so với bình thường sẽ làm cho cửa hàng của bạn nên hấp dẫn, mời gọi hơn trong khi điều này cũng cải thiện ít nhiều luồng lưu thông trong cửa hàng.
Khi bước vào cửa hàng của bạn, khách hàng thường di chuyển sang bên phải. Do đó, họ phải nhìn ra phía trước khi di chuyển. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể tìm ra chính xác nơi họ nhìn? Như một vấn đề của thực tế, chúng tôi có một gơi ý nhỏ: Khi bước vào một cửa hàng, khách hàng thường nhìn vào bức tường bên phải của cửa hàng ở một góc 45 độ tính từ lối vào. Điều này gợi ý cho ta việc cung cấp một điều gì đó thật hấp dẫn tại đây để khuyến khích khách hàng cam kết ở lại lâu hơn bên trong cửa hàng của bạn.
Đây được xem như một “điểm hấp dẫn” mà ta có thể tận dụng để bắt được những suy nghĩ, ước muốn thầm kín từ khách hàng. Những điều mà ta thể hiện nên phản ánh trực tiếp lối sống mà họ đang hướng đến hay khao khát. Đó có thể là những hình ảnh về cuộc sống, họa tiết, áp phích,…bạn nên sắp đặt chúng tại vị trí này để nâng cao mức độ “chào đón” trong cửa hàng của bạn. Bây giờ hãy nhìn vào những gì mà cửa hàng bạn đang có nào. Có bất kỳ chi tiết nào trong cửa hàng của bạn nói cho khách hàng biết rằng cửa hàng của bạn là một chuỗi dài không dứt những thứ mà khách hàng khao khát? “Nếu vậy, bạn đang tạo ấn tượng về một cái bẫy không gian. Khách hàng luôn hào hứng đi tìm kiếm và khám phá những cửa hàng mà họ không thấy lối ra.Thông thường, điểm kết thúc lý tưởng này là khoảng 9m tính từ lối vào của cổng chính. Hãy trợ giúp khách hàng của bạn tránh được cảm giác họ có thể bị mắc kẹt trong cửa hàng bạn bằng cách sử dụng tầng hay sơ đồ hướng dẫn để cho họ thấy làm thế nào để đi vào hay đi ra.
3. Phân tích sơ đồ cửa hàng
Bạn có thể làm một cuộc phân tích nhỏ với những gợi ý sau của chúng tôi: Luồng lưu thông trong cửa hàng bạn có tốt không? Có khu vực nào của cửa hàng mà bạn không nhìn thấy được luồng lưu thông? Hãy thử kỹ thuật đơn giản này: Vẽ một sơ đồ cửa hàng và đếm số lượng người mua sắm ở những nhóm sản phẩm khác nhau. Sử dụng công cụ này để xác định các khu vực của cửa hàng của bạn không nhận được luồng lưu thông nhiều như bạn cần, sau đó điều chỉnh lại mô hình luồng lưu thông của bạn.
Lưu lượng khách hàng trong cửa hàng giống như một dòng sông. Bạn hãy sử dụng những phát hiện hay về tâm lý khách hàng trong bài viết này để giữ cho hàng hóa đầy đủ và thiết kế cách mà khách hàng sẽ di chuyểntrong cửa hàng bạn thật tốt nhé!
Chúc bạn thành công!
Sáng tạo nhưng thiết thực - yếu tố không thể thiếu khi thiết kế nội thất salon tóc
Mọi người dành khá nhiều thời gian trong các salon tóc, đặc biệt là phụ nữ vì nhu cầu làm đẹp cũng như thư giãn. Do đó, một không gian sang trọng và thoải mái là điều quan trọng cho nội thất salon.
Về cơ bản, thiết kế bất kỳ của một salon tóc nào cũng đều hướng đến việc làm cho mọi người muốn trở lại đó một lần nữa. Nếu bạn đang có kế hoạch để tân trang hay bắt đầu một salon của riêng mình, thiết kế nội thất là một phần thiết yếu của quá trình lập kế hoạch. Salon của bạn nên mang phong cách nhất định nhưng nó cũng cần tận dụng tối ưu không gian có sẵn, bất kể không gian đó nhỏ hay lớn.
Dưới đây là một số ý tưởng thiết kế nội thất sáng tạo và thiết thực cho salon tóc. Mặc dù những thiết kế này có thể có vẻ như chỉ dành cho không gian lớn, nhưng mỗi thiết kế đều có thể được sửa đổi để phù hợp trong một không gian diện tích hạn chế. Phương pháp bày trí đồ nội thất, sử dụng màu sắc, ánh sáng và cấu trúc bên trong kết hợp với nhau một cách hài hóa nhất là yếu tố quyết định cho một salon tuyệt đẹp, thoải mái và chức năng.
Phân chia không gian
Việc phân riêng biệt các không gian chức năng như một căn hộ để thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng, nhưng không có nghĩa phân chia vách ngăn khu vực. Ví dụ, cần có một không gian riêng biệt cho việc chăm sóc tóc, gội đầu, một phòng riêng cho spa, mát xa và chăm sóc da mặt hay khu vực chờ cho khách… Trong mọi trường hợp, khi phân khu vực cũng cần bố trí vật dụng và trang bị dụng cụ phù hợp với chức năng của khu vực đó.
Không gian chia lớp tạo nhiều chỗ ngồi hơn cho khách hàng.
Khu vực gội đầu
Khu vực tiếp khách và ngồi chờ
Lựa chọn phong cách
Cũng giống như nội thất nhà ở, mỗi không gian tại mỗi salon nên tập trung vào một phong cách nhất định tùy theo sở thích và đối tượng khách hàng hướng đến. Phổ biến hiện nay là phong cách hiện đại, tối giản với gam màu ưa chuộng là trắng, đen, đỏ, nâu… Lựa chọn phong cách nội salon tóc phù hợp cũng nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp và độc đáo riêng. Và những năm gần đây, đối với xu hướng chung đang có sự quay trở lại của thập niên 70-80 và phong cách được nhắc đến nhiều chính là cổ điển. Lựa chọn phong cách cổ điển cho nội thất thể hiện sự sáng tạo ở gốc độ mới, tạo sự mới mẻ cho khách hàng.
Không gian lưu trữ
Hãy chắc chắn rằng bạn có salon với không gian lưu trữ đủ để chứa tất cả các bạn các sản phẩm, vật tư, thiết bị! Bạn có thể có kệ và tủ được ốp hoặc âm bức tường để tối đa diện tích không gian trống. Nếu salon đang sử dụng các vách ngăn phân chia không gian, có thể sử dụng chúng để bố trí ngăn lưu trữ. Các sản phẩm, vật dụng nhất thiết phải hiển thị gọn gàng vì chúng sẽ được sử dụng hằng ngày.
Ánh sáng
Trong bất kỳ không gian nội thất nào, ánh sáng luôn đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, trong một không gian thương mại như một salon, chi phí chi trả cho hệ thống ánh sáng là bắt buộc. Vì vậy, nên sử dụng một cách kết hợp của các loại ánh sáng để tạo ra một bầu không khí thân thiện, tươi sáng mà không cản trở công việc và chức năng của salon. Bạn có thể sử dụng ánh sáng vàng ấm áp trong khu vực spa và ánh sáng trắng trong các khu vực chăm sóc tóc. Bên cạnh đó, việc sử dụng ánh sáng trắng giúp tăng cường giao diện của một salon. Và ánh sáng tự nhiên cũng khá cần thiết nếu salon có vị trí tiếp cận được ánh sáng mặt trời ban ngày, khi đó sẽ phải bố trí cẩn thận khung cửa và rèm vải sheer.
Sử dụng rèm cuốn màu trắng để ngăn cản ánh sáng chiếu trực tiếp vào ban ngày.
Không gian sang trọng với gam màu trắng và ánh sáng được sử dụng triệt để.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)